Tranh khoả thân của nam giới CFNM

Tranh khắc gỗ của Torii Kiyonobu I, đầu những năm 1700.Bức tranh Jeunes Grecs faisant battre des coqs của Jean-Léon Gérôme (1846).

Vào thời cổ đại cổ điển, hình vẽ nam giới khoả thân trong nghệ thuật (bao gồm cả phô bày bộ phận sinh dục ngoài) được xem như có thể chấp nhận được hơn là hình phụ nữ khoả thân. Cho đến thời kỳ Phục hưng, quan điểm này bị đảo ngược.[1] Lấy ví dụ, ứng xử của Tiziano Vecelli về Perseus và Andromeda vào giữa những năm 1550, và Andromeda chính là người khoả thân - người đã nắm lấy búi vải - trong khi Perseus mặc áo giáp.

Thuật vẽ khoả thân được chấp nhận đối với nền văn hoá salon của Pháp thế kỷ 19 nếu như khung cảnh rõ ràng là "cổ điển", vẽ những nhân vật trong một nền văn hoá mà khoả thân là điều bình thường, như trong tác phẩm Combat de coqs (1847) của Jean-Léon Gérôme.